Việc ăn dặm cho trẻ chính là cách bổ sung các chất dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển cả về thể lực và trí lực của trẻ. Trong từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu ăn dặm cũng trẻ cũng khác nhau, trẻ càng lớn thì thực đơn ăn dặm cũng phong phú và nhiều chất dinh dưỡng hơn. hãy cùng Nuôi con giữ chồng tìm hiểu cách cho bé ăn dặm theo từng giai đoạn các mom nhé!
1. Trẻ từ 0-6 tháng tuổi
Trong 6 tháng đầu đời của trẻ, sữa mẹ đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng hơn bao giờ hết. Có thể nói, trong thời điểm này sự phát triển của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Tuy nhiên bên cạnh nguồn sữa mẹ thì bố mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa công thức cho con với hàm lượng ít. Việc bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng giúp bổ sung thêm chất dịnh dưỡng cần thiết, đặc biệt đối với những người ít sữa cho con bú.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ
Trong giai đoạn này, nếu mẹ nhận thấy con tăng cân chậm hay có những dấu hiệu sớm cho việc sẵn sàng ăn dặm thì mẹ nên tập cho con ăn. Tuy nhiên, mẹ nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như: lúa mì, các loại hạt, đậu phộng, gan, trứng, cá, sữa bò, pho mai…
2. Trẻ từ 6-12 tháng tuổi
6 tháng đầu, bé có thể hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, mẹ cần cho trẻ ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Từ 6-12 tháng tuổi là thời kỳ trẻ cần ăn dặm để đảm bảo chất dinh dưỡng
- Bắt đầu ăn : Nên cho trẻ ăn thử bột loãng (tỷ lệ 1:10) với lượng bột khoảng ½ thìa cà phê.
- Trong tuần thứ nhất : Cho trẻ ăn với lượng 1 thìa cà phê khẩu phần ăn.
- Các tuần tiếp theo tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày lên hai bữa bột/ngày, lên ba bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn.
- Trong thời gian đầu tập ăn, chủ yếu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt, nguồn dinh dưỡng vẫn là sữa.
Top thực phẩm tốt cho bé ăn dặm
Sau một thời gian tập ăn dặm, thời kỳ này trẻ đã quen với việc ăn thức ăn thô, và có thể ăn được tất cả các loại thức ăn nhưng cần được nấu, nghiền, xay nhỏ. Trong một ngày thực đơn của bé có thể dùng nhiều loại thức ăn chế biến nấu cùng bột hoặc cháo xay nhỏ chế biến thức ăn vào theo từng thực đơn.
Đến tháng thứ 8, mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai, vì vậy thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu nhừ và còn lại chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt.
Tháng thứ 9, đây là giai đoạn mẹ và bé thở phào nhẹ nhõm vì đã trải qua một thời gian tập ăn dặm của bé thật công phu. Lúc này trẻ có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu mà bé thích. Sau thời kỳ này đến 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát và có thể ăn cơm cùng bố mẹ.
Nuôi con giữ chồng mong gia đình bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét