Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này chắc chắn rằng bà mẹ nào cũng biết nhưng không phải tất cả bà mẹ nào cũng có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Có những tình huống bắt buộc bạn phải bổ sung thêm sữa bột ngoài mới đảm bảo sự phát triển của trẻ. Hãy cùng Chăm sóc bé yêu tìm hiểu nhé!
1. Mẹ rất ít sữa
Tình trạng ít sữa cho con bú ở các bà mẹ sau khi sinh mặc dù không quá phổ biến, nhưng nó lại là mối lo, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Mẹ ít sữa có những dấu hiệu như:
Bầu vú thay đổi rất ít hoặc không thay đổi sau 3 ngày sinh con: Ngay từ lần đầu tiên con ngậm ti mẹ, cơ thể mẹ đã nhận biết được và tiết sữa ngày một nhiều hơn. Nếu sau 3 ngày mà sữa vẫn không về nhiều, bầu ngực không lớn hơn, sờ thấy nhão thì rất có thể là mẹ ít sữa cho con bú.
Hình dạng núm vú tiết sữa và không tiết sữa
Trường ợp mẹ ít sữa hoặc không có sữa nên bổ sung sữa bột ngoài cho con
Nếu bạn không đủ sữa cho em bé? Người thân và bạn bè sẽ đưa ra rất nhiều lời khuyên để giúp bạn có thêm nhiều sữa hơn nhưng chưa chắc những lời khuyên đó thực sự hữu ích. Lúc này việc trước tiên mà các mẹ bỉm sữa cần làm đó là bổ sung thêm sữa bột ngoài cho con để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé.
2. Mẹ mắc các bệnh lây qua đường sữa
Nhiễm HIV hoặc HTLV-1: Cho con bú không được khuyến cáo với những mẹ bị nhiễm HIV hoặc HTLV-1. Người mẹ cũng nên chú ý khi chăm sóc cho trẻ, để tránh làm con bị nhiễm bệnh từ những khả năng khác.
Con đường lây nhiễm HIV
Truyền nhiễm (lây nhiễm) lao: Nếu bạn đã trải qua điều trị ít nhất hai tuần và bạn không còn bị lây nhiễm thì việc cho con bú mới trở nên an toàn. Tuy nhiên, mẹ cũng chú ý tới sức khỏe của con. Nên hỏi bác sĩ rõ về thời gian mà bạn được phép cho con bú.
Herpes simplex: Virus herpes simplex là DNA virus có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ. Bú mẹ là an toàn nếu bạn không có tổn thương trên ngực. Nếu có những tổn thương trên ngực bạn nên vệ sinh vùng ngực thật sạch sẽ, cẩn thận trong việc thao tác tay. Biện pháp hút sữa là cách tốt nhất để mang lại an toàn và đủ tiêu chuẩn sữa cho con.
Thủy đậu: Nếu nhiễm trùng bắt đầu trong vòng năm ngày trước khi sinh hoặc hai ngày sau đó, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với con mình. Sau khi thủy đậu hết việc cho con bú là an toàn.
Cytomegalovirus (CMV): Đây là virus thường gặp và hầu hết mọi người đều bị nhiễm. Một khi đã xâm nhập cơ thể con người, CMV sẽ tồn tại trong cơ thể. Do có nhiều chủng CMV nên người ta có thể bị nhiễm CMV nhiều lần. Chúng làm suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến hầu hết mỗi cơ quan trong cơ thể, dẫn đến sốt không rõ nguyên nhân, viêm phổi, viêm gan, viêm não, viêm tủy, viêm đại tràng, viêm mống mắt, kết mạc và bệnh lý thận.
Việc cho con bú chỉ ở mức độ an toàn là 90%. Các mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bú. Vì virus gây ra bệnh này có thể đi vào sữa mẹ sữa của mẹ, nhưng nó là rất hiếm. Mẹ nên làm xét nghiệm của mình trước khi cho con bú. An toàn nhất chính là mẹ không cho con bú bằng sữa mẹ mà thay bằng sữa công thức hoặc xin sữa từ người mẹ khác
3. Sinh đa thai
Nếu mẹ mang đa thai, khi bé được sinh ra, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bé thường rất kém. Thực tế, ở hầu hết các ca đa thai, trẻ thường khó tiếp nhận sữa mà phải thông qua hình thức cung cấp dinh dưỡng qua tĩnh mạch. Trẻ sinh đa thai thường có sức khỏe yếu hơn những đứa trẻ sinh một thông thường, hơn nữa nguồn sữa mẹ cũng không đủ để cung cấp cho trẻ.
Mẹ sinh đa thai nên bổ sung sữa ngoài cho trẻ để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Lúc này hãy nghĩ đến việc bổ sung thêm sữa công thức cho con. Các mẹ có thể bổ sung sữa cho bé bằng cách cho 1 em bé bú, trong khi bé còn lại dùng sữa công thức. Và trong lần bú tiếp theo, hãy đảo ngược lại, cho bé đã được bú mẹ dùng sữa công thức, và cho bé bú sữa công thức lần trước được bú mẹ trong lần này.
4 Mẹ bị tách khỏi bé
Những bà mẹ phải đi làm thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu như không có thời gian để vắt sữa cho trẻ hoặc đơn giản chỉ là bạn không muốn ngồi vắt sữa ở nơi làm việc thì bạn có thể thuê vú nuôi để cho trẻ bú khi bạn đi làm, hoặc bổ sung sữa công thức cho trẻ, mỗi khi bạn không thể cho trẻ bú. Theo thời gian, một số bà mẹ sẽ cố gắng đảo ngược quá trình này, có nghĩa là, họ sẽ cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn khi 2 mẹ con có thời gian ở bên nhau. Với cách này, lượng sữa công thức em bé phải dùng sẽ giảm đi đáng kể.
Nuôi con giữ chồng luôn mong gia đình bạn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét