Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

7 thay đổi cơ thể của phụ nữ mang thai


Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn. Tuy nhiên, để có được điều đó, phụ nữ mang thai đã hi sinh rất nhiều thứ, những thay đổi của cơ thể mà họ không hề mong muốn. Hãy cùng https://nuoicongiuchong.blogspot.com/ điểm danh 7 thay đổi cơ thể khi phụ nữ mang thai như thế nào nhé!

1.Bàn chân

Điều đầu tiên các mẹ có thể cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể mình chính là sự “phát tướng” của bàn chân. Bàn chân của một mẹ bầu thường to thêm 10mm (to hơn hẳn cỡ giày bạn đang đi) nên các mẹ cần chuẩn bị một đôi giày với cỡ lớn hơn bình thường phục vụ cho phụ nữ mang thai

Đây là biểu hiện của dây chằng giãn ra và bàn chân mất đi khuôn hình nhỏ gọn trước đây. Thậm chí nhiều mẹ đã gặp phải tình cảnh, đôi chân vẫn giữ nguyên độ lớn ngay cả khi bạn đã sinh em bé.

2. Giảm trí nhớ

Đây có lẽ là hiện tượng không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình. Các ông chồng thường ngán ngấm lắc đầu trước chứng hay quên của vợ. Giảm trí nhớ trong quá trình mang thai là do lượng nơ-ron giảm đi khoảng 4% do thay đổi của nội tiết tố và khoa học đã chỉ ra rằng đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ của bà bầu).  Sau khi sinh bé vài tháng, hoạt động của não bộ sẽ trở lại bình thường.

3.Ngừng rụng tóc

Tóc của bạn bắt đầu ngừng rụng (vì những thay đổi nội tiết), chúng còn trở nên dày dặn hơn, nhưng tình trạng ban đầu sẽ quay lại khi bạn sinh em bé, đó là chứng rụng tóc sau sinh. Bên cạnh đó, bạn còn “giật mình” vì tóc của bạn sẽ ở khắp mọi nơi trong nhà của mình. Bên cạnh đó, lông tay lông chân bỗng trở nên nhiều hơn.

4. Hoạt động kém linh hoạt

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng sẽ cảm thấy điều này trong quá trình mang thai, bạn sẽ trở nên vụng về hơn trước. Nguyên nhân là do cân nặng và trọng tâm cơ thể đang dần thay đổi. Những tác động từ nội tiết ảnh hưởng tới các khớp lớn như đầu gối, khớp nhỏ ở ngón tay.

Giai đoạn này, cơ thể của mẹ bầu đang bị tích nước, sự giữ nước trong cơ thể sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh ở tay, khiến tay bị tê, đau và kém linh hoạt. Các mẹ sẽ hoạt động vô cùng khó khăn khi trở thành phụ nữ mang thai.

5. Khứu giác nhạy cảm

Khi mang thai, mũi của bạn sẽ thính hơn và nhạy cảm hơn do nồng độ estrogen tăng lên. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng tốt. Những mùi hương trước đây không làm bạn khó chịu thì nay lại làm phiền và khiến bạn ốm nghén, mệt mỏi hơn rất nhiều.

6. Vị giác thay đổi

Đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, trong miệng bạn sẽ thường xuyên cảm thấy vị kim loại và điều này hết sức bình thường đối với phụ nữ có thai. Cơ thể bạn cũng “nặng mùi” hơn trước. Nguyên nhân của những thay đổi này là do nồng độ estrogen đang đạt ở mức cao nhất khiến cơ thể của mẹ bầu thay đổi đi rất nhiều.

7. Hệ tiêu hóa

Tiêu hóa chậm trong thai kỳ gây ra hiện tượng đầy hơi mà mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải. Progesterone, một loại hooc-mon giúp cơ thể thư giãn, góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày làm thức ăn và dịch vị trào ngược lên thực quản.
Thêm vào đó, thai nhi phát triển chiếm nhiều không gian trong bụng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét