Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi các mẹ nên nhớ


 Chăm con nhỏ đã là một điều khó khan đối với các bậc phụ huynh, nhưng để chăm con dưới 1 tháng tuổi, khi mà sức đề kháng của trẻ vô cùng non nớt, dễ bị ảnh hưởng, tác động từ môi trường bên ngoài. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi như nào là đúng? Mời các mom theo dõi bài viết dưới đây.
Tháng đầu tiên sau khi sinh là giai đoạn khó khan nhất đối với nhiều bậc phụ huynh, nhất là đối với những mom mới sinh con lần đầu. Vừa mới sinh xong, cơ thể còn yếu ớt và mệt mỏi đã phải nhanh chóng thích nghi với những công việc mới như: bé con, cho con bú, chăm sóc  và vệ sinh cho bé hằng ngày .

Meo-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi các mẹ cần nhớ


1. 
Sự thay đổi thân nhiệt của trẻ

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh không giống như người lớn có thể tự điều hòa được, thân nhiệt trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng, tác động do môi trường sống. Kể cả những ngày hè nóng bức nhưng than nhiệt trẻ sơ sinh có thể hạ bất kì lúc nào, nhất là đối với những bé sinh non, không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt. Chính vì thế nên các mom nên lưu ý luôn giữ phòng thoáng khí. Nếu sự dụng điều hòa nhiệt độ, mom không nên chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp. Nhiệt độ trung bình và lý tưởng là nên từ 26 -28 độ C. Một điều đặc biệt lưu ý nữa là không nên để trẻ nằm dưới điều hòa hoặc gió điều hòa, quạt thổi thẳng vào người bé.
Mom nên kiểm tra than nhiệt bé thường xuyên, than nhiệt bình thường ở trẻ sơ sinh luôn giao động từ 36.5  - 27 độ C(nhiệt độ được đo tại hậu môn). Các mom nên cộng thêm 0.5 độ C nếu đo nhiệt độ ở nách hoặc 0.3 độ C nếu đo ở tai bé.
+ Nếu thân nhiệt bé ở dưới 36 độ C: Các mom cần ủ ấm cho bé.
+ Nếu thân nhiệt bé từ 37.5 độ C: Mom có thể cởi bớt đồ cho bé hoặc mặc những đồ mỏng, nhẹ, khô thoáng.
+ Nếu thân nhiệt trên 38 độ C: Bé đã bị sốt cần được hạ sốt thật nhanh. Các mom có thể dùng khăn mát lau người cho bé, nếu như nhiệt độ vẫn không giảm các mẹ cần đưa bé tới bệnh viên gần nhất. Môt điểm đặc biệt mà rất nhiều mom mắc phải đó là tự ý cho bé sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Đây là điều không hề tốt cho trẻ chút nào đâu các mom nhé.

2. Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Trẻ sơ sinh không cần thiết phải tắm mỗi ngày, việc tắm cho trẻ mỗi ngày không những không tốt cho bé mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làn da mỏng manh của trẻ. Các mom chỉ cần vệ sinh rốn cho bé nhẹ nhàng, bẹn và bộ phận sinh dục của bé.
Sau từ 5-7 ngày sau sinh, phần rốn còn lại của bé bắt đầu rụng. Đây là phần dễ bị tổn thương, dễ bị vi khuẩn, vi rut tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được bảo vệ và vệ sinh sạch sẽ. Khi vệ sinh rốn cho bé các mom nên lưu ý nếu thấy rốn bé có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần… Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng rất nguy hiểm.

3. Phòng tránh vàng da cho trẻ

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất dễ xảy ra nếu trong tuần đầu tiên sau sinh trẻ không được chăm sóc kỹ lưỡng. Hiện tượng vàng da rất nhanh chóng biến mất và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé, tuy nhiên nếu tình trạng này cứ kéo dài thì các mom nên cho bé đi khám, bởi bé có nguy cơ bị vàng da do bệnh lý. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ rất dễ ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.
Theo nhữ những lời khuyên của chuyên gia các mom nên thường xuyên cho bé tắm nắng, ngoài việc bổ sung vitamin D3 cho xương bé chắc khỏe, tắm nắng cũng là cách điều trị chứng vàng da cho trẻ.


4. Thay tã thường xuyên cho trẻ.

Dù đó là lần đâu làm mẹ, việc thay tã cho trẻ có lẽ không làm khó được mẹ tuy nhiên, điều các mom cần quan tâm là thời gian thay tã cho bé. Tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài là nguyên nhân gây hăm tã thường gặp ở trẻ. Tốt nhất, các mom nên thay tã mới cho trẻ sau 3 -4 giờ, hoặc mỗi cữ bú. Khi thay tã, các mom nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ cho trẻ. Lưu ý, khi vệ sinh nhớ vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn di cư đến vùng kín của trẻ.


5. Bế trẻ đúng cách

Hệ xương khớp của trẻ sơ sinh còn non nớt, dễ tổn thương và ảnh hưởng xấu và hậu quả lâu dài về sau. Các mom nên tham khảo và học tập những cách bế trẻ sơ sinh của các y tá, bác sĩ hoặc gần nhất là những người đã có kinh nghiệm như bà nội, bà ngoại. Ôm sát bé vào lòng, dùng tay đỡ lưng, đầu và cổ của bé. Mẹ cũng nên âu yếm, dùng tay vuốt ve hoặc hôn bé. Bé sẽ cảm nhận được những tình yêu của mẹ dành cho bé. Lưu ý, hãy làm nhẹ nhàng, nâng niu bé.


Trên đây là những mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi các mẹ nên nhớ để không bị bỡ ngỡ trong những ngày tháng đầu đời của bé. 

Không có nhận xét nào:
Write nhận xét