Phù chân là tình trạng mà bà bầu nào cũng gặp phải tùy mức độ, ít hay nhiều. Phù chân không ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu tuy nhiên gây khó khăn cho việc đi lại cũng như ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong bài viết này, Nuôi con giữ chồng xin được chia sẻ một số cách hạn chế phù chân trong quá trình mang thai
Hiện tượng phù chân khi mang thai
1. Đảm bảo lượng đạm cho cơ thể
Đạm là một loại Protein đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi cơ thể thiếu protein, có thể xuất hiện tình trạng phù nề trong thời gian ngắn vì sự tồn lưu chất lỏng. Protein đóng vai trò trong việc giữ chất lỏng tích tụ trong các mô, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Thiếu protein gây phù nề hoặc cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng ở các bộ phận khác của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân. Nó cũng dẫn đến các khớp xương cứng, huyết áp cao.
Thực phẩm giàu Protein
Đối với bà bầu, để hạn chế phù chân cần phải cung cấp đủ lượng đạm hàng ngày cho cơ thể. Mỗi ngày cần ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu... Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
2. Hạn chế phù chân bằng cách giảm áp lực tĩnh mạch
Gác chân, thay đổi tư thế ngủ là một trong những cách hiệu quả giúp giảm áp lực tĩnh mạch từ đó hạn chế phù chân cho phụ nữ mang thai.
Gác chân
Gác chân giúp mẹ bầu hạn chế phù chân
Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, có thể để một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.
Thay đổi tư thế ngủ
Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ để tránh gây sức ép cho một phần cơ thể. Nên kê thêm một chiếc gối dưới chân khi nằm hoặc ngồi để giúp máu lưu thông xuống phía chân. Bên cạnh đó, để giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt những cơn đau khó chịu, bạn có thể massage thường xuyên cho cổ chân theo một vòng tròn lớn sau đó gập bàn chân lại rồi tiếp tục massage các ngón chân theo chiều kim đồng hồ. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút cho mỗi bên chân.
3. Uống đủ nước mỗi ngày
Bà bầu nên uống nước nhiều hơn mỗi ngày để giảm phù chân
Nước giúp các mẹ bầu đào thải hết các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời, giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn, tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.
4. Hạn chế ăn mặn
Bà bầu cần hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
5. Không đi giày chật
Thai phụ nên lựa chọn những đôi giày thoải mái vừa vặn với những chỗ sưng của bàn chân. Không nên mang tất quá chật, ép vào mắt cá chân và bắp chân. Hãy dùng loại tất cao cổ dành cho bà bầu. Vào buổi sáng hãy mang chúng trước khi xuống khỏi giường để máu không thể tụ lại phần mắt cá chân.
Nuôi con giữ chồng rất mong những thông tin trên đây thực sự hữu ích cho bạn!
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét