Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Nguyên nhân trẻ bị táo bón ở trẻ và cách khắc phục.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón ở trẻ, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn và từ những thực phẩm hằng ngày mà mẹ không bao giờ ngờ tới. Làm thế nào để chăm bé khỏe đây? Hãy cùng nuôi con dạy chồng chia sẻ kimh nghiệm để trở thành những ông bố bà mẹ thông thái nhé!



1. Những nguyên nhân gây táo bón từ thức ăn.

- Các mẹ vẫn nghĩ rằng cho bé ăn nhiều hoa quả thì sẽ tránh được hiện tượng táo bón. Nhưng trên thực tế có một số loại hoa quả nếu mẹ cho con ăn nhiều sẽ gây  táo bón ở trẻ: chuối chín, táo.Ngoài ra ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều.
Nếu bạn cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bước sang giai đoạn ăn dặm bé bị táo bón là chuyện hết sức bình thường. Bởi vì dạ dày của bé đã quen với việc xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng. Đến  khi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.
- Bé ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa( phô mai, sữa công thức) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
- Khi bé đổi từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi sữa công thức cúng rất dễ bị táo bón nếu mẹ chọn sữa không phù hợp

2. Làm thế nào để biết con đang bị táo bón?

Nhiều mẹ cứ nghĩ thấy con không đi tiêu hàng ngày hay ít đi tiêu thì nghĩ ngay là con bị táo bón, Tuy nhiên, trong nhiểu trường hợp lại không phải thế, có những bé cách ngày mới đi tiêu hoặc rất khó chịu khi làm việc này, điều đó không có nghĩa là con bạn bị táo bón. nếu bé nhà bạn đi từng viên như phân thỏ hay phân dê, cứng và có vẻ bị đau thì lúc này mẹ mới lên nghĩ đến táo bón.
Những biểu hiện của bé bị táo bón như sau:
- khoảng cách giữa hai lần đi tiêu dài(hơn 3 ngày)
- Phân rắn nhỏ như dê hoặc quá to.
- Bé đi tiếu khó khăn hoặc không tự đi được, đau, sót phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu.
- Có thể kèm theo các triệu trứng như đau bụng ( có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn, bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng( thường là bác sĩ mới phát hiện ra)
3. Các biện phấp khắc phục táo bón cho trẻ.
- Với những bé mới tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống 30-60ml nước ép quả pha loãng như nước ép mận ( nho, táo), 2 lần /ngày. nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảm táo bón.
- Nếu bé bị ăn dặm một thời gian dài mà vẫn bị táo bón, Mẹ hãy thêm nhiều chất xơ vào chế đọ ăn của bé để  bé đi tiêu được dễ dàng. Những thực phẩm chứa nhiều chát xơ như: lê, đào, mận, mơ, đậu hà lan, rau bina. Ngoài ra, cũng nên tránh cho bé ăn chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làm táo bón nặng hơn.
Bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn ăn uống của trẻ.

- Cuối cùng một nguyên tắc căn bản để tránh táo bón cho trẻ là mẹ cho bé uống nhiều nước, chú trọng đên chất xơ trong thực đơn của bé.
Ngoài những biện pháp trên mẹ có thể áp dụng song song với những cách sau để điều trị bệnh táo bón hiệu quả hơn.
- Massage bụng cho bé: Nhẹ nhành xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay của bạn ở rốn của con và xoa theo chiều chuyển động tròn.. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm rốn của bé ra ngoài.
- Động tác " Đạp xe": Đặt bé nằm ngửa. nhẹ nhàng chuyển đông hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có thể thay thế cho massgase bụng và nó cũng hiệu quả cho bé  khi bé bị đầy hơi, trướng bụng.
- Tắm nước ấm: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé bị táo bón đi tắm nước ấm cho bé. Khi tắm xong bạn nên kết hợp massage bụng cho bé.

 Bài viết liên quan.



Không có nhận xét nào:
Write nhận xét