Các bài thuốc dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trị hăm tã cho bé. làn da của bé vốn còn rất nhạy cảm và non nớt vì vậy bé bị hăm luôn trở thành nỗi lo lắng và đau đầu của không ít bà mẹ. Hôm nay, Nuôi con giữ chồng mách mẹ 8 bài thuốc dân gian vừa an toàn cho bé,vừa trị hăm hiệu quả. Bé sẽ không còn quấy khóc và khó chịu, mẹ sẽ không còn lo lắng khi chăm sóc da cho bé.
1. Trị hăm bằng lá trầu không
Sử dụng lá trầu không là phương pháp vừa đơn giản, an toàn mà đạt hiệu quả cao.Lá trầu không vốn rất quen thuộc và là bài thuốc dân gian được tương tuyền lâu đời. Trong lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn nguy hiểm như: phế cầu khuẩn,tụ cầu khuẩn...Có thể nói Trầu không có các tác dụng như ; kháng khuẩn,tiêu viêm, dãn mạch...Cách làm : Dùng một nắm lá trầu không to và sạch, rửa với nước muối loãng. Sau đó, đun sôi với 2,3l nước trong vòng 5p rồi để nguội.
Mẹ lấy khăn sạch thấm nước vừa để nguội lau nhẹ lên vùng da bị thâm của bé, ngày làm 3-4 lần , làm liên tục trong 3-4 sẽ thấy kết quả rõ ràng.
2. Cây mã đề trị hăm cho bé.
Cũng giống như Trầu không, dùng cây Mã đề chữa hăm là lựa chọn của rất nhiều bà mẹ. Cách làm vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ tìm.Cách làm: cây mã đề sau khi mẹ rửa sạch với nước muỗi loãng và để ráo, mẹ vò nát ra nước, sau đó dùng nước thoa nhẹ nên vùng da bị tổn thương của bé. Cây mẹ đề sẽ hàn gắn vết thương do bị hăm gây ra ở trẻ và làm dịu da cho trẻ cảm giác dễ chịu.
3. Cây cỏ roi ngựa
Không quen thuộc như Trầu không và Mã đề, nhưng cây Cỏ roi ngựa cũng là một loại thần dược trị hăm cho bé mà mẹ không nên bỏ qua.Cách làm: sau khi hái về, mẹ phơi khô hoặc rửa sạch xao khô, sau đó hãm trong nước sôi từ 10-15p để nước thúc ra. dùng bông hoặc khăn mềm thấm lên vùng da bị hăm của bé để tự khô, mẹ nên chăm chỉ làm 2-3 lần mỗi ngày cho bé sẽ đạt được kết quả đáng kể.
4. Lá khế giúp bé trị hăm.
Lá khế vô cùng quen thuộc trong đời sống, tuy nhiên ít ai để ý đến công dụng bất ngờ mà lá khế đem lại. Lá khế có tính mát sát khuẩn, bên cạnh nấu nước lá khế để tắm cho bé, mẹ có thể dùng lá khế như một mẹo vặt để giúp bé trị hăm.Cách dùng : Lá khế sau khi hái về mẹ rửa sạch với nước muối, để ráo nước, sau đó giã nát với một chút muối, cho thêm nước sôi để nguội và chắt lấy nước chấm vào chỗ bị hăm cho bé.
5. Dầu ô liu giúp mẹ trị hăm cho bé.
Dùng dầu ô liu trị hăm cho bé có thể coi là cách làm đơn giản và tiết kiệm thời gian cho mẹ nhất. mẹ chỉ cần thoa dầu ô liu lên vùng mông hoặc đùi em bé để làm lành vung da bị hăm và bảo vệ da bé khỏi sưng tấy.6. Trị hăm cho bé bằng lá trà/chè
Mẹ có thể dùng lá trà hoặc túi trà để làm lành vết hăm cho bé, trà xanh từ lâu vốn được coi như một thảo dược giúp mẹ trị hăm cho bé, nghiêm cứ cho thấy trong trà xanh có chưa chất Lyzozim, hoạt chất có tính sát trùng và rửa sạch vi khuấn gây hại bám trên da bé.
Cách dùng: Đối với túi trà mẹ có thể dùng trực tiếp bằng cách đặt một túi trà vào trong tã hoặc bỉm của bé. Chất tannin trong túi trà làm cho da bé khô thoáng và phục hồi những vùng da bị hăm của bé.
Đối với là trà xanh tươi thì mẹ có thể dùng nước trà xanh hãm trực tiếp phun vào vùng da bị hăm cho bé, hoặc có thể đun nước tắm trực tiếp.
7. Búp ổi non
Mọi người chỉ để ý rằng trái ổi rất thơm ngon nhưng để ý một chút sẽ thấy rằng búp ổi non có công dụng cực hữu ích trong việc trị hăm cho bé.Cách dùng : mẹ rửa sạch búp ổi non sau đó đun sôi với nước, để nguội và bôi lên vùng bị hăm cho bé.
Các bài viết liên quan:
Chăm sóc bé mùa lạnh như thế nào là đúng cách?
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi mẹ nên nhớ
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét